Kỹ thuật nuôi gà nhốt chuồng cho đàn gà khỏe mạnh, sức đề kháng cao, thịt gà dai, chắc ngọt, mỗi lứa gà xuất đều tương đối năng suất. Đây là mô hình cần được nhân rộng bởi hiệu quả kinh tế cao. Mật bí kinh nghiệm nuôi gà nhốt chuồng khoa học cho bà con cùng áp dụng dưới đây.
Ưu điểm vượt trội của mô hình nuôi gà nhốt chuồng
Theo chuyên gia SV388, ngành chăn nuôi tại Việt Nam đã có nhiều bước phát triển vượt bậc khác nhau với nhiều mô hình hiệu quả như nuôi gà thả vườn, nuôi trên sân cát, nuôi gà đẻ trứng,… Trong đó kỹ thuật nuôi gà nhốt chuồng được xem là dễ áp dụng và ít rủi ro nhất, cho năng suất nuôi cao với nhiều ưu điểm.
- Quy mô đa dạng phù hợp với nhiều hình thức nuôi từ hộ gia đình đến trang trại.
- Chuồng gà được xây dựng cố định nên dễ lắp hệ thống thông gió, chiếu sáng, sưởi khi trời lạnh, đảm bảo cho gà luôn phát triển tốt.
- Thuận tiện khi vệ sinh chuồng trại gà, hạn chế dịch bệnh lây nhiễm, dễ kiểm soát bệnh.
- Kỹ thuật nuôi nhốt chuồng bảo vệ tốt cho gà khỏi những tác nhân gây bệnh xung quanh, hạn chế dịch bệnh gây chết gà, thiệt hại lớn đến kinh tế.
- Kiểm soát được số lượng gà, quản lý, nuôi dưỡng, dễ theo dõi được quá trình sinh trưởng từ đó tiết kiệm tối ưu chi phí, công sức, mang lại tiềm lực kinh tế lớn khi chăn nuôi.
Khâu chuẩn bị trong kỹ thuật nuôi gà nhốt chuồng
Ngoài những yếu tố điều kiện cơ sở vật chất chuồng trại thì khâu chuẩn bị trước khi nuôi cũng mang yếu tố quyết định đến sự thành công của cơ sở chăn nuôi.
Khâu lựa gà giống
“Nhất giống” là một trong những phương châm hàng đầu khi nuôi gà nhốt chuồng. Tùy thuộc vào từng mục đích nuôi mà bà con có thể chọn nhiều gà khác nhau, ví dụ nuôi gà thịt thì nên chọn gà Đông Tảo, gà Tam Hoàng, gà tàu vàng,… Nhưng nuôi gà lấy trứng nên chọn gà siêu trứng,…
Một số điều bà con cần lưu ý trong khâu chọn giống đặc biệt như sau:
- Chỉ chọn gà giống có dấu hiệu nhanh nhẹn, lông mượt, chân mập chắc,… Quan sát rốn gà không được hở và phải chọn lứa gà lớn nhanh, đẹp về mẫu mã.
- Chọn giống tại những trang trại, địa chỉ cấp giống nuôi uy tín, không nên tham rẻ mà mua giống không rõ nguồn gốc.
- Không chọn những con giống bị ốm, dị tật, hở rốn, xệ rốn,… vì chúng chậm lớn, khả năng miễn dịch kém, dễ lây bệnh.
Làm chuồng nuôi
Với kỹ thuật nuôi gà nhốt chuồng, khâu làm chuồng được xem trọng nhất. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của gà và quyết định năng suất có đạt cao hay không trong suốt quá trình nuôi. Dưới đây là kỹ thuật làm chuồng chuẩn:
- Chuồng gà phải được đặt ở vị trí cao ráo, thoáng mát. Những khu vực có nguồn nước ô nhiễm thì không nên xây dựng chuồng nuôi, nguồn nước này sẽ lây bệnh nhanh chóng cho gà.
- Nơi đặt chuồng phải ở vị trí thoáng mát, nên làm chuồng ở hướng Đông Nam hoặc Nam, để có thể tránh nóng vào mùa hè và chắn lạnh vào mùa đông, tiết kiệm chi phí sưởi, quạt gió.
- Vật liệu tốt nhất để làm mái chuồng là tôn lạnh, nền gạch nên được làm bê tông hoặc xi măng để dễ vệ sinh. Xung quanh tường bao nên xây dựng lưới thép để tránh gà thoát ra ngoài.
Mật độ giống trong kỹ thuật nuôi gà nhốt chuồng
Phân bổ giống trong kỹ thuật nuôi nhốt chuồng với mật độ hợp lý theo trọng lượng gà là bí kíp giúp gà nhanh lớn. Nếu mật độ quá dày gà sẽ không có không gian phát triển, mật độ quá thưa sẽ gây lãng phí kinh phí chăn nuôi.
Theo nghiên cứu của kỹ sư nông nghiệp, mỗi mét vuông chỉ nên nuôi từ 6 đến 8 con gà thịt. Tùy thuộc và trọng lượng gà và số lượng chuồng mà bạn có thể phân bố cho hợp lý, gà con được nuôi với mật độ dày hơn. Không nuôi gà thịt từ 9-12 con trên mét vuông vì khiến hạn chế sự phát triển của gà, năng suất kém.
Vệ sinh thường xuyên
Trong kỹ thuật nuôi gà nhốt chuồng, kích thước máng ăn, máng uống cũng phải được thiết kế phù hợp với tuổi gà, mật độ nuôi. Ngoài ra các vật dụng này phải được vệ sinh thường xuyên, chuồng trại nuôi cũng phải được dọn sạch sẽ theo chu kỳ nhất định, tiến hành khử khuẩn để tránh gà bị bệnh.
Các bệnh thường gặp trong kỹ thuật nuôi gà nhốt chuồng
Bên cạnh những lợi ích kinh tế, kỹ thuật nuôi gà nhốt chuồng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất định, trong đó tồn tại nhiều loại bệnh mà bà con cần cảnh giác như:
- Bệnh tụ huyết trùng: Bệnh xuất hiện vào thời gian giao mùa, khi gà giống khoảng 2 tháng tuổi. Để phòng bệnh bà con nên vệ sinh sạch chuồng, cho gà uống các loại kháng sinh như Enrofloxaxin, Neomycin, Streptomycin, bổ sung thêm vitamin C, B để tăng đề kháng cho gà.
- Bệnh Newcastle: Bệnh có thể xuất hiện bất cứ thời gian nào trong quá trình nuôi, gà bị bệnh thường bỏ ăn, lông xù, cánh xõa, mào thâm, đi ngoài phân xanh,… Hiện đã có vacxin phòng bệnh nên bà con cần tiêm phòng cho gà sớm.
- Bệnh cúm gia cầm, thành khí quản đây là hai bệnh thường gặp ở gà. Cách tốt nhất để phòng bệnh là vệ sinh chuồng trại gà, cho gà uống tăng đề kháng, Với những gà bị bệnh cúm hãy loại ngay ra khỏi đàn và mang đi tiêu hủy nhanh chóng.
Kết luận
Kỹ thuật nuôi gà nhốt chuồng đang chứng minh hiệu quả kinh tế cao và thích hợp ngay cả với những hộ nuôi quy mô nhỏ. Chúc bà con thành công khi áp dụng mô hình kinh tế này.
Xin chào tất cả mọi người tôi – tác giả Thành Lê. Trước tiên tôi xin cảm ơn mọi người đã đồng hành cùng tôi trên con đường phát triển SV388. Có lẽ bạn đang tự hỏi tôi là ai? Thì ngày hôm nay tôi sẽ ngồi đây giới thiệu chính mình đồng thời sẽ chia sẻ để quý độc giả hiểu về quá trình xây dựng và phát triển nên đứa con tinh thần này nhé.